Nên xử lý thế nào khi bị bong gân?

Giữ cho khu vực bị thương ở vị trí cao. Giữ chân cao ngang hông bằng cách đặt chân trên ghế, gối hoặc khúc cây. Sử dụng một băng vải quấn vào cổ vào treo tay lên trước ngực cho chấn thương cánh tay.

, căng và gãy xương có thể xảy ra một cách dễ dàng sau khi tai nạn, té ngã, hay trong thể thao hoặc các hoạt động thể chất khác.
Khi một chấn thương xảy ra, có thể có hiện tượng chảy máu nội bộ và sưng ở vùng bị thương. Khi vết sưng to sẽ gây đau đớn cho nạn nhân.
Khi bị bong gần, cần nhanh chóng sử dụng phương pháp sơ cứu trong vòng 72 giờ sau khi bị bong gân, căng cơ hoặc gãy xương để hạn chế sưng và giúp hồi phục nhanh hơn.
A – Nghỉ ngơi
Sau chấn thương, không cho con bạn chơi tiếp hay di chuyển. Vận động có thể làm tăng chảy máu, sưng và gây khó khăn trong quá trình chữa sau này. Gọi cấp cứu 115 nếu bạn nghĩ rằng một cái xương nào đó đã bị gãy.
B – Chườm đá lạnh
Sử dụng một túi nước đá để giảm đau và sưng quanh chấn thương. Chườm đá khoảng 15-20 phút mỗi 2 giờ, cho đến 72 giờ sau chấn thương.
C – Băng bó
Băng chắc chắn bằng băng gạc (nhưng không quá chặt) xung quanh, bên trên và bên dưới vết thương. Chồng lên nhau từng lớp. Không lay mạnh hay làm mạnh ở chi nếu bạn nghĩ rằng chỗ xương đó bị gãy.
D – Giữ độ cao
Giữ cho khu vực bị thương ở vị trí cao. Giữ chân cao ngang hông bằng cách đặt chân trên ghế, gối hoặc khúc cây. Sử dụng một băng vải quấn vào cổ vào treo tay lên trước ngực cho chấn thương cánh tay.
E – Đến gặp bác sĩ nếu cần thiết
Đến gặp bác sĩ để kiểm tra vết thương. Các bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang, siêu âm hoặc chụp CT để chẩn đoán điều trị chấn thương và đưa ra kế hoạch chăm sóc vết thương cho con bạn.
Trong 48-72 giờ đầu sau khi bị thương, không sử dụng bất cứ phương pháp điều trị nào khác như chườm nước nóng hoặc xoa dầu nóng. Ngoài ra, tránh các hoạt động mạnh hoặc vừa phải gây ảnh hưởng đến chấn thương, không xoa bóp nơi bị thương.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *