Lý do mà không nên tự ý di chuyển người bị tài nạn?

Nếu nạn nhân bị chảy máu nhẹ thì phải cầm máu tại chỗ bằng cách lấy ngón tay, nắm tay, khăn hay một cục bông đè mạnh vào vết thương. Đây là động tác rất đơn giản nhưng cầm máu hiệu quả.

Ít ai biết rằng việc cố gắng giúp đỡ đôi khi lại khiến họ nguy hiểm hơn.

Vụ tai nạn nghiêm trọng mới xảy ra tại khu vực phố Ái Mộ (quận Long Biên, Hà Nội) ngày hôm qua khiến 3 người tử vong thực sự là một cú sốc đối với nhiều người.

Nhưng liệu bạn sẽ làm gì khi gặp một người bị tai nạn giao thông trên đường? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết về những kĩ năng đó!

Bước 1: Tuyệt đối không tự ý di chuyển nạn nhân
Nhiều người cho rằng khi nhìn thấy vụ tai nạn giao thông, việc đầu tiên là chạy đến bên nạn nhân và giúp đỡ họ, đồng thời gọi người xung quanh hỗ trợ cứu giúp. Nhưng sự thật là – việc làm này đôi khi khiến nạn nhân càng gặp nguy hiểm hơn mà thôi.

Bởi bạn không biết họ bị chấn thương như thế nào và việc di chuyển họ có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Đã có rất nhiều trường hợp, tình trạng của nạn nhân trở nên tồi tệ hơn sau khi di chuyển.

Nạn nhân bị tai nạn giao thông dễ bị chấn thương đầu, chấn thương cột sống, gãy tay chân… Nếu bạn tự ý di chuyển nạn nhân chấn thương cột sống, chấn thương phần lồng ngực, cột sống cổ… không đúng cách dễ dẫn đến nguy cơ bị liệt toàn thân hoặc tử vong.

Thay vào đó, bạn phải BÌNH TĨNH, lại gần nạn nhân và xem họ còn thở hay không và nhanh chóng gọi xe cấp cứu.

Lại gần nạn nhân và xem họ còn thở hay không và nhanh chóng gọi xe cấp cứu.
Lại gần nạn nhân và xem họ còn thở hay không và nhanh chóng gọi xe cấp cứu.

Tuy nhiên, trong trường hợp nguy hiểm nghiêm trọng như cháy, nổ mà không thể khắc phục được tại chỗ, lưu lượng giao thông lớn hoặc các nguy hiểm khác sắp xảy ra, dù không khuyến khích nhưng việc di chuyển nạn nhân là bắt buộc và phải được thực hiện vô cùng cẩn thận.

Bước 2: Gọi xe cấp cứu
Dù gặp bất cứ vụ tai nạn nào, bạn buộc phải giữ bình tĩnh và để ý xác định xem đã có ai gọi xe cấp cứu chưa. Nếu chưa hãy nhấc điện thoại gọi cấp cứu tại Việt Nam là 115.

Khi gặp tai nạn, cần bình tĩnh để gọi điện cho cấp cứu và đưa cho họ những thông tin chính xác nhất.
Khi gặp tai nạn, cần bình tĩnh để gọi điện cho cấp cứu và đưa cho họ những thông tin chính xác nhất.

Việc BÌNH TĨNH sẽ giúp bạn sáng suốt khi cung cấp thông tin chính xác nhất với tổng đài Trung tâm Cấp cứu 115.

Thông tin gồm:

Địa chỉ chính xác của nơi xảy ra tai nạn.
Số điện thoại bạn đang liên lạc là gì?
Vấn đề xảy ra là gì? Bạn cần mô tả rõ và chi tiết hết sức có thể. Có bao nhiêu người bị tai nạn, họ bị tai nạn do va chạm xe máy, ô tô hay xe lửa…
Nạn nhân là giới tính nam hay nữ, khoảng bao nhiêu tuổi? Bạn có thể xác định được bằng chứng minh thư của nạn nhân hoặc bằng mắt thường. Điều này sẽ giúp các bác sĩ chuẩn bị được dụng cụ chuyên biệt.
Nạn nhân có bất tỉnh không?
Nạn nhân còn thở không?
Bước 3: Quan sát hiện trường xung quanh, đánh giá tình hình
Trong lúc chờ xe cứu thương, bạn nên quan sát hiện trường xung quanh, để ý xem có mối đe dọa nào khác không.

Quan sát mọi góc khuất xung quanh để xem còn nạn nhân nào bị nạn nữa không.
Quan sát mọi góc khuất xung quanh để xem còn nạn nhân nào bị nạn nữa không.

Một vài nguy cơ thường gặp khi xảy ra tai nạn giao thông như xe rò rỉ xăng, động cơ vẫn đang chạy, hoặc thậm chí là bốc cháy.

Nếu có thể, hãy tìm cách tắt động cơ xe.

Cùng với đó, quan sát mọi góc khuất xung quanh để xem còn nạn nhân nào bị nạn nữa không. Vị trí và điều kiện của các nạn nhân sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của họ. Họ có thể mất mạng nếu không được phát hiện và sơ cứu kịp thời.

Bước 4: Cố gắng nói chuyện với nạn nhân
Cố gắng nói chuyện với các nạn nhân và xem họ có phản ứng với kích thích thính giác hay không.

Một số người có thể chỉ bị thương nhẹ và ngất đi. Trong nhiều trường hợp, việc nói chuyện với họ có thể đánh thức họ.

Trong trường hợp các nạn nhân còn sống, vẫn thở nhưng rơi vào trạng thái vô thức, rất có thể họ bị thương nặng. Trừ khi bạn được đào tạo chuyên nghiệp về y khoa, sẽ tốt hơn nếu bạn giữ nguyên trạng thái của họ và chờ đội cứu nạn đến.

Bước 5: Giúp đỡ nạn nhân nếu có thể
Trong trường hợp cho phép, bạn có thể nới lỏng phần cổ áo giúp người bị nạn dễ thở hơn. Hoặc nếu họ đang đội mũ bảo hiểm, có thể tìm cách gạt tấm chắn lên một cách nhẹ nhàng.

Tuy nhiên tốt nhất là không nên động vào, vì nhiều trường hợp tháo mũ bảo hiểm không đúng cách đã gây thương tổn không nhẹ cho vùng cổ của nạn nhân.

Nếu nạn nhân bị chảy máu nhẹ thì bạn hãy lấy ngón tay, nắm tay, khăn hay bông đè mạnh vào vết thương.
Nếu nạn nhân bị chảy máu nhẹ thì bạn hãy lấy ngón tay, nắm tay, khăn hay bông đè mạnh vào vết thương.

Nhưng nếu buộc phải tháo mũ, hãy cùng ai đó nâng cổ và đầu, rồi người kia nhẹ nhàng kéo mũ ra khỏi đầu từ phía sau thật cẩn thận, nhớ đừng vặn hoặc xoay đầu người bị nạn.

Nếu nạn nhân bị chảy máu nhẹ thì phải cầm máu tại chỗ bằng cách lấy ngón tay, nắm tay, khăn hay một cục bông đè mạnh vào vết thương. Đây là động tác rất đơn giản nhưng cầm máu hiệu quả.

Tạm kết
Không có bất cứ ngoại lệ nào cho tai nạn giao thông – dù chúng ta là ai, ở độ tuổi nào, làm ngành nghề gì, sử dụng phương tiện giao thông gì và ở đâu cũng có thể xảy ra những giây phút bất ngờ không kịp xử lý… Bởi vậy, bạn hãy luôn luôn chấp hành các quy tắc về an toàn giao thông để bảo vệ mình và những người xung quanh.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *